Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Viết về những cái đặc biệt của xứ tôi.

Phước Hải Quê Tôi
Ôi xứ mình thật là nhiều cái đặc biệt quá, phải kể đến những món ăn được chế biến hết sức đơn giản nhưng cái vị mà nó mang lại trên đầu lưỡi thì không đâu sánh bằng được. Còn cái đặc biệt nhất tôi cho rằng dù bạn có đi năm châu bốn biển cũng không thể lẫn vào đâu được đó là cái giọng nói xứ mình, tôi không thể làm người Sài Gòn được cũng vì cái đặc biệt này, nhưng chính nó mang lại cho tôi một chút gì đó gọi là tình quê.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

DZÈ-MÓN NGON QUÊ NHÀ

Ngát kho tiêu
Trứng cá thiều
trứng cá Thiều
Tiêu Hành nấu (cá hành tiêu)
Mấu nướng than (cá mối đen)
gan cá Sòng
lòng cá Ó
Mó chiên me
ghẹ Cốm luộc 
ruột Đấu(đối) dầu
đầu cá Út
Nục kho cà
Bà la chanh
chim Sành hấp (cá chim đen)
đập con Hào
xào con Ngao
Mao ếch sữa (um sữa)
Dứa nấu chua
Cua um xả
chả cá Thu
Tráp chiên xù
Mú chưng tương
Xanh xương cải (cải chua)
gỏi cá Mai
Khoai nấu ngót…
………………..

Sưu tầm

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

THÂN THƯƠNG PHƯƠNG NGỮ QUÊ NHÀ

Làng chài Phước Hải
     1. Tháng trước trong lúc lòng vòng xung quanh hành lang Bệnh viện Từ Dũ, bổng giật mình bởi những tiếng sau: 
          -A: thâu mày dề đi biển đi ở đây tao dới dì mày lo nó được dầu 
          -B: dề chi chầ, chờ thấy mặt con dầu dề 
          -C: dề đi biển đi con, kiếm được đồng nào hay đồng nấy 
          -B: ách sa nà, tự dưng kêu tui dề. dợ tui sanh xong tui dề liền. đi biển lúc nào chẳng đi được. 
     Đó là đoạn nói chuyện giữa Mẹ vợ, Dì vợ và người Con rể trong khi chờ vợ sanh. Nhờ mấy tiếng: thâu, dầu, ách sa nà, chầ… Người viết đã nhận ra được giọng nói quen thuộc của người Quê mình, thật là may mắn; vậy là có thêm đồng minh-đồng hương để chiến đấu trong lúc chờ vợ, cũng nhờ thế mà Bà Già ở Phước Hải lên nuôi con dâu đã có thêm bạn cùng Quê để chuyện trò. 

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Làng Chài Phước Hải - Một Thời Để Nhớ (tt1)

NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC THÙ ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo)
Bánh trôi nước
     Nói sơ qua về bánh nghệ. Hơi khác với bánh hỏi một chút về cách làm bột. Bột bánh hỏi được quết hơi nhão để cho vô khuôn ép thành từng giề (1) lên trên vỉ, xong rồi hấp bằng xửng được bắc lên trên chảo gang thật to. Ngược lại, bánh nghệ bột dẻo và vo bằng tay, sợi bánh to cỡ mút đũa (2) se chéo theo hình số tám rồi khoanh thành hình tròn, sợi bánh dính chồng lên nhau đường kính cỡ lòng bàn tay. Cũng hấp như bánh hỏi, nhưng bánh nghệ hơi dẻo có lẽ vì bột gạo có pha thêm nếp.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Làng Chài Phước Hải - Một Thời Để Nhớ

NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC THÙ ĐỊA PHƯƠNG

Cá nướng chấm nước mắm me
   Đến Phước Hải, du khách thập phương hay bạn bè thân quen đều được tiếp đón cởi mở chân tình và giới thiệu những sản phẩm đặc thù của địa phương. Ngoài cá tươi mới đánh bắt vô hoặc cá khô, mắm, mắm ruốcnước mắm nhỉ ngon thượng hạng ra thì không ai không quên được hai món ăn đặc sản nổi tiếng là gỏi cá mai cá súng tương me. Nếu không trúng mùa cá mai thì quý khách cũng sẽ được thiết đãi món gỏi cá trích hay cá đối tái chanh hoặc cá trích cá lẹp cá hố hay cá đối tươi để nguyên vảy nướng chấm nước mắm me đặc quẹo và hàng chục món ăn nhậu, ăn chơi thay cho ăn thiệt khác không thể bỏ qua được.

SBC - Săn Bắt Còng

Hình ảnh từ
http://www.facebook.com/phuochaidatdo
     Là dân biển hầu như ai củng biết con còng và nếu đã từng đi săn còng thì quả là một trãi nghiệm thú vị trong đời. Tuổi thơ của bọn tôi đã từng trãi qua không biết bao đêm: trốn nhà - tụ tập - lên kế hoạch - săn còng - nấu cháo còng và tiệc vui với chiến công của mình…Săn còng cũng như đi Biển, phải biết rõ còng để săn và khi nào thì săn được còng nhiều nhất.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

LO TOAN NGÀY CƯỚI

     Những ngày này, khi cơn gió bắc thổi ngày càng mạnh đồng thời các đợt không khí lạnh liên tục đi sâu hơn về phía Nam, thì cũng là thời điểm của nhiều lo toan: đó có thể là cho ngày 20-11, ngày giáng sinh, tết dương lịch…tết dân tộc. Nhưng có một điều mà đã từ lâu trở thành lệ tại mỗi gia đình, là xem lại từ đây đến cuối năm mình còn bao nhiều tiệc cưới phải dự, có nghĩa phải để dành một số tiền kha khá cho việc ăn cưới-đây quả thật là một chút lo toan không nhỏ cho những gia đình hơi eo hẹp về tài chính… Nói như vậy là nói về số đông- những người khách sẽ được mời còn với gia đình hai bên và đặc biệt là 2 nhân vật chính thì sao? Chắc chắn nỗi lo sẽ tăng lên gấp bội…

CHUYỆN Ở SÀI GÒN

Cánh cò cõng nắng, cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương
Bùi Giáng
   Dọc đường giang hồ mưu sinh, mình chứng kiến rất nhiều chuyện cảm động, đôi khi có những câu chuyện lấy đi không ít nước mắt. Một trong số đó được kể sau đây …mong các bạn đón nhận.
   Một con hẻm ở đường Huỳnh Văn Bánh-Phú Nhuận, có một phụ nữ, tuổi khoảng 55 người xứ Quảng Nam tên gọi bà Lý - chuyên bán Mì Quảng. Mình vẫn thường đến đây ăn sáng vì nó gần công ty và thức ăn thì hợp khẩu; có lần ăn sáng trễ vô tình nghe được câu chuyện của Bà Lý và một người khách ăn mì. Nội dung câu chuyện xoay quanh việc tháng sau Bà Lý không bán hàng nữa và về quê.


Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

MÓN NGON SÀI GÒN

“Sài Gòn –Chợ Lớn rong chơi
  Đi đây đi đó đã đời du côn”
Đó là cảm nhận của giang hồ “Thi sĩ đại ca”- một người mà mọi người đã phải ngã nón chào. Nhưng hôm nay không nói về “Thi sĩ đại ca” mà sẽ nói đến thứ khác đó là “ăn ngon tại Sài Gòn”.
Thưa mọi người, người viết bài này không dám nói là biết nhiều về Sài Gòn, nhưng hơn 15 năm “đến rồi lại đi” cộng thêm nghề nghiệp liên quan đến đất Sài Thành này thì các món ngon tại Thành phố ít nhiều tại hạ cũng lưu trử được tí. Vậy nha, chúng ta cùng làm một vòng:
          Nếu bạn là Sinh Viên thì có thể ghé Chè 75 Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, gần ngay ngã tư Trần Huy Liệu- Huỳnh Văn Bánh. Tại 75, bạn có thể ‘đớp” từ gỏi cuốn, gỏi bò, há cảo, bánh canh đến bún bò, với giá từ 4000Đ đến 35000Đ cho mỗi món ăn; còn đồ ngọt thì đủ các thứ chè, bánh flan..tha hồ mà chọn;

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

QUÊ HƯƠNG PHƯỚC HẢI

Đường Hải Trung tuy dài mà hẹp
Gái Hải Trung tuy không đẹp nhưng lại có duyên.
       Quê của chúng ta là một làng chài thuộc vào hàng lâu đời nhất thuộc vùng đất phía Nam của đất nước. Vào khoảng những năm từ 1725-1738 ông Trần Văn Mầu người theo đoàn quân của chúa Nguyễn vào mở mang đất phương Nam đã có công lập làng, lúc đó gọi là Hải Chử. Dân làng Hải Chử sống bằng nghề rê cá, khác với làng Phước Điền ở cách đó không xa chuyên về nghề làm ruộng. Sau đó, hai làng Hải Chữ và Phước Điền (nên hiểu Hải Chử là khu phố Hải Lạc ngày nay và Phước Điền có thời điểm là địa danh của Long Phù + Chùa Bà) nhập lại gọi là Phước Hải và được truyền giữ tên làng cho đến nay. Vì vậy, ông Mầu được tôn là Tiền Hiền của Làng, hiện mộ Tiền Hiền nằm ở khu phố Phước Trung gần ngã tư Long Phù và được dân làng hương khói quanh năm.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

DẪN NHẬP BLOG

Tuần trước, trong lúc cụng ly cùng la với anh em đồng hương tại 274  - Cách Mạng Tháng 8, bất chợt P nói: “ Thèm cá hành ớt quá mấy đại ca, có ai nấu được không”? - Câu hỏi của P làm mọi người nhướng mày, mắt nhìn nhau sáng lên.
Tuy không ai trả lời ngay, nhưng ngầm hiểu chung đó là một ý hay, vì cá nấu hành ớt là một món ngon đặc trưng và gần như duy nhất chỉ có ở quê hương Phước Hải; Lát sau, có tiếng ai đó “ giờ mà có nồi cá hành ớt là bá chấy bù chét luôn ha anh T”, rồi H xen vào “làm liền đi anh Phúc, em ủng hộ”. Thấy khí thế anh em lên cao mà cuộc chơi thì quá vui nên mình quyết định OK. 
Canh cá hành ớt
Hơn nữa tiếng sau một nồi cá ngân nấu hành ớt (cá tươi và gia vị mua tại siêu thị cách 274 khoảng 5 phút đi xe) nghi ngút khói như ý được bày ra cùng với đĩa nước mắm quê hương dầm ớt cay; Kể từ lúc đó, những câu chuyện về Quê Mình được anh em kể lại một cách hăng say, hết người này đến người khác tuồn như không dứt: nào là đi giăng cá dưới Cầu Tum;  hớt cá lia thia trên Minh Đạm; hái trộm nhãn chùa Trái Bầu; hái cò ke dốc cầu Bà Mía; cạy hàu Đèo Nước Ngọt; chơi tạt lon, đá banh, bắt ngao dưới cồn biển…. Nồi cá hành ớt và những câu chuyện của Anh em đã đưa mọi người quay về tuổi thơ một thời của Quê Hương.